Tiêu chuẩn IEC và những điều cần biết
Hiện nay, tiêu chuẩn IEC đã được áp dụng gần hết trong các lĩnh vực cần đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật điện ở Việt nam. Trong đó, các vật liệu phụ trợ cũng phải đạt tiêu chuẩn này để chứng minh độ an toàn đối với con người. Vậy tiêu chuẩn IEC tiếng việt là gì? Tại sao lại tiêu chuẩn này lại hình thành? Tất cả lời giải đáp sẽ có ngay sau đây.
Tiêu chuẩn IEC là gì?
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) thì các tiêu chuẩn và chỉ tiêu thiết kế điện được áp dụng theo tiêu chuẩn cũ của Liên Xô.
Năm 2003, Bộ Xây dựng đã khuyến khích các đơn vị tư vấn thiết kế điện tại Việt Nam nên áp dụng theo tiêu chuẩn IEC. Bởi đây là tiêu chuẩn đã được áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới. Thế nhưng, mãi đến năm 2006, Bộ Khoa học công nghệ mới thực sự bạn hành các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở chấp thuận tiêu chuẩn IEC.
IEC (International Electrotechnical Commission) – Tiêu chuẩn IEC tiếng việt có nghĩa là Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế. IEC là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho kỹ thuật điện. Được thành lập năm 1906, ban đầu trụ sở của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế được đặt ở Luân Đôn. Đến năm 1948 được di dời sang Geneve, Thụy Sĩ.
Sau khi thành lập, gần 20.000 chuyên gia từ các phòng thí nghiệm công nghiệp, thương mại, chính phủ, kiểm tra và nghiên cứu, các viện nghiên cứu và các nhóm người tiêu dùng tham gia vào công việc xây dựng tiêu chuẩn IEC.
Mục tiêu của IEC
Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện, điện tử và các vấn đề liên quan khác. IEC tạo ra một nền tảng để chính phủ và các doanh nghiệp thảo luận, phát triển các Tiêu chuẩn Quốc tế. IEC còn là tổ chức quản lý hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm hệ thống, dịch vụ điện – điện tử như:
+ IECEE: Hệ thống thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị – linh kiện kỹ thuật điện.
+ IECQ: là hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử, các vật liệu liên quan.
+ IECEx: Hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng ở môi trường dễ cháy nổ.
IEC có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức tiêu chuẩn hóa và chuyên môn quốc tế như: ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa), ITU ( Liên minh Viễn thông Quốc tê); CENELEC (Ban Tiêu chuẩn hóa Kỹ thuật điện châu Âu). Bên cạnh đó, IEC và ISO cũng thiết lập ra bản thỏa thuận về phạm vi hoạt động của từng bên. Theo đó, ISO và IEC đã thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
Vai trò của IEC
Tiêu chuẩn IEC chứa những đánh giá phù hợp cho tất cả các ngành kỹ thuật điện, điện tử và các ngành khác liên quan. Nhờ đó, sản phẩm đạt được tiêu chuẩn này chắc chắn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường toàn cầu.
Tiêu chuẩn IEC góp phần phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả cao và thân thiện với môi trường. Các ấn phẩm của IEC được coi như nền tảng cho tiêu chuẩn hóa quốc gia và là tài liệu tham khảo khi soạn thảo hồ sơ thầu và hợp đồng quốc tế.
Tiêu chuẩn IEC ở Việt Nam
Kể từ khi ra nhập WTO, Việt Nam đã xác định rõ việc cần thiết phải hội nhập với nền kinh tế – kỹ thuật quốc tế. Chính vì thế, việc áp dụng các tiêu chuẩn, chỉ số thiết kế điện như cũ không còn phù hợp với tình hình mới.
Bộ khoa học Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn TCVN tuân thủ tiêu chuẩn IEC để chuyển dịch thành Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN).
Hiện nay, các tiêu chuẩn điện kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn IEC tiếng việt gồm có:
– Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCVN 7447:2004 (IEC 60364-1:2001).
– Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà – Bảo vệ an toàn – Bảo vệ chống quá dòng: TCVN 7447-4-43:2004 (IEC 60364-4-41:2001).
– Dây trần sợi tròn xoắn thành các lớp đồng tâm: TCVN 6483:1999 (tương ứng với IEC 61089 hoặc IEC 1089).
– Phương pháp thử với vật liệu cách điện và vỏ bọc: TCVN 6614:2000 (tương ứng với IEC 60811 hoặc IEC 811).
Tiêu chuẩn IEC trong đảm bảo an toàn về điện
Bộ tiêu chuẩn IEC về điện gồm 6500 tiêu chuẩn cho thiết kế, lắp đặt toàn bộ hệ thống điện. Cách đánh số mới của tiêu chuẩn IEC đưa ra trước năm 1997 là lấy 6000 cộng với số cũ. Ví dụ tiêu chuẩn cũ số IEC 237 thì số mới sẽ là IEC 60237.
Việc thiết kế điện theo tiêu chuẩn IEC của Hội đồng Kỹ thuật điện quốc tế là điều bắt buộc cần tuân thủ trong thi công để hạn chế xảy ra các sự cố về điện.
Hiện nay các quy tắc về an toàn của Tiêu chuẩn IEC 364 và IEC 479-1 là nền tảng cho hầu hết các tiêu chuẩn trên thế giới. Một số tiêu chuẩn IEC phổ biến, được ứng dụng nhiều là:
- IEC – 38 : các tiêu chuẩn về điện áp.
- IEC – 56 : máy cắt xoay chiều điện áp cao.
- IEC – 76-2 : máy biến áp lực – phần 2 sự tăng nhiệt
- IEC – 76-3 : máy biến áp lực – phần 3 : kiểm tra cách điện và điện môi .
- IEC – 129 : dao cách ly xoay chiều.
- IEC – 146 : các yêu cầu chung và các bộ biến đổi công suất.
- IEC – 146-4 : phương pháp xác định đặc tính và yêu cầu cho việc cung cấp điện liên tục.
- IEC – 256-1 : dao cách ly áp có điện áp định mức 1KV<= Udm <= 52KV.
- IEC – 269-1 cầu chì hạ áp yêu cầu chung.
- IEC – 269-3 cầu chì hạ áp sử dụng dân dụng..
- IEC – 282-1 : cầu chì trung áp : cầu chì giới hạn dòng.
- IEC – 287 : tính toán dòng làm việc liên tục định mức của cáp .
- IEC – 298 : tự đóng cắt hợp bộ xoay chiều có vỏ bọc bằng kim loại và bộ điều khiển với 1KV<= Udm <= 52KV.
- IEC – 364 : mạng của các tòa nhà.
- IEC – 364-3 : đánh giá các đặc tính chung của mạng của các tòa nhà.
- IEC – 364-4-41 : bảo vệ chống giật
- IEC – 364-4-42 : bảo vệ chống sự cố do nhiệt.